Một chữ nhân
Thursday, March 3, 2016
Lương
sưu tầm tranh Mai Anh
Đợi "Lương tân chức "khóa sau đi , "Lương tại chức" Tui sắp về hưu rồi
Wednesday, March 2, 2016
Hoàng Sa
(VietWeekly)
Hoàng Sa, nỗi đau 40 năm của mỗi người dân Việt Nam
(Bộ tem bí mật xác nhận chủ quyền Hoàng Sa của VN)
Một khía cạnh tích cực mà ít người nghĩ tới, đó là Hoàng Sa có thể trở thành một quan tâm chung để những khác biệt chính trị giữa người Việt bên ngoài và bên trong Việt Nam, với những vai trò và đóng góp không thể thay thế được, có thể ngồi lại với nhau. Và qua đó mang lại sự hòa giải cho một
vấn nạn lớn nhất của dân tộc Việt Nam còn lại sau chiến tranh. Sự đoàn kết là tối cần thiết trong công
cuộc đối phó với Trung Quốc
..
Châu bản triều Nguyễn ngày 13-7 năm Minh Mạng thứ 16 (1835) với nội dung Bộ Hình truyền dụ của vua Minh Mạng về việc những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, hoàn thành nhiệm vụ được Nhà vua ban thưởng, mắc sai sót bị xét phạt. Ảnh: xaydungdang.org.vn.
Bia chủ quyền Việt Nam năm 1938 trên đảo Hoàng sa
Bà Mauricette Arsenault
Xin chào, tôi là bà Mauricette Arsenault. sinh ra trong tháng 7 năm 1948 Tóm lại tôi thấy những giờ phút cuối cùng, nếu tôi có thể đặt nó theo cách đó đến bệnh viện (Anh) do nhà nước của tôi về sức khỏe xấu đi. Tôi sẽ theo kênh này trở thành mối quan hệ nghiêm túc với bạn hợp tác về trao đổi một món quà và tôi muốn làm điều này với sự hiện diện của Chúa. Thậm chí ngày nay tất cả chúng ta cần phải cảnh giác với tất cả những gì xảy ra trên mạng Lời Chúa là một điều thiêng liêng mà sẽ không bao giờ thay đổi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng tôi bởi vì tôi không có ai có thể thừa kế tài sản của tôi dành cho các dự án này. Đang chờ câu trả lời của bạn để cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết. Trân trọng, tôi chờ đợi phản ứng của bạn để cá nhân của tôi, địa chỉ email E-mail: mauricette.arsenault@gmail.comBà Mauricette Arsenault
Thursday, February 18, 2016
Saturday, January 16, 2016
ĐCS Trung Quốc có thể là bạn tốt với Việt Nam?
Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 9:34 AM - 05/01/2016Từ năm 1999-2002, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dường như bước vào giai đoạn tốt đẹp khi lãnh đạo hai nước cùng nhất trí thực hiện theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt. Cụ thể 16 chữ vàng theo phương châm : “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và 4 tốt là: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt”.
Nhưng chỉ 6 năm sau, “bạn bè tốt” Trung Quốc đã có hàng loạt hành động gây hấn, đe dọa ở Biển Đông. Đến năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục trình bản đồ 9 đường (còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn toàn bộ biển Đông) lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tuyên bố chủ quyền.
Sự thực trong quan hệ với Việt Nam, chính quyền Trung Quốc có nhiều mục tiêu khác nhau.
Viện trợ nhưng ủ âm mưu?
Nhìn lại lịch sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có nhiều lần giúp đỡ Việt Nam, nhưng đằng sau những hỗ trợ đó là các toan tính và lợi ích đáng sợ.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã viện trợ nhiều vũ khí, lương thực và cố vấn cho Việt Nam. Nhưng viện trợ đó không hẳn để Việt Nam chiến thắng. Tháng 11 năm 1956, Mao Trạch Đông nói với lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7 năm 1957, Mao Trạch Đông tiếp tục nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17… Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt Trung, của NXB Sự Thật).
Sự thực là Mao Trạch Đông và ĐCS Trung Quốc không muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam. Họ muốn Việt Nam bị phân chia Nam – Bắc như đất nước Triều Tiên để tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc cũng dùng cuộc chiến Việt Nam như quân bài để họ nâng cao vị thế với các nước phương Tây và trên thế giới.
Mao Trạch Đông hội đàm cùng Nixon. Ảnh internet
Trả lời báo Vnexpress, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: “Thời kỳ 1967 -1968, khi Việt Nam đang lên kế hoạch đàm phán Hiệp định Paris với Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để ngăn cản Việt Nam tham gia. Tôi nhớ khi đó, một thứ trưởng phụ trách Việt Nam của Trung Quốc đã mời toàn thể nhân viên ở đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, trong đó có tôi, đến dự chiêu đãi, nhằm khuyên nhủ Việt Nam không tham gia”
Tham vọng chiếm biển Đông từ khi nào?
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin rằng chính Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu năm 1974. Khi phê chuẩn lệnh đánh Hoàng Sa, Mao Trạch Đông viết thêm: “Trận này không thể không đánh”.
Ngoài ra, Tân Hoa Xã cũng xác nhận, tháng 3 năm 1988 quân đội Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông.
Từ năm 2008 đến nay, ngay trong giai đoạn mà 16 chữ vàng và 4 chữ tốt vẫn được nhắc đến, thì Trung Quốc lại tích cực tranh chấp, tích cực khai thác Biển Đông, đàn áp ngư dân Việt Nam hoạt động trên những ngư trường truyền thống, cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, v.v.. Đặc biệt là sự kiện giàn khoan HD 981 ngang nhiên tiến vào biển Đông để khoan thăm dò, và việc xây dựng trái phép đảo Gạc Ma thành quân cảng và sân bay vào năm 2014.
Thực ra, ngay từ năm 1965, trong cuộc họp Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt – Trung, của NXB Sự Thật). Như vậy tham vọng của ĐCS Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á và biển Đông đã có từ năm 1965, và việc chiếm đánh Hoàng Sa là bước khởi động.
Chữ Tín của ĐCS Trung Quốc
Ngày 6/11/2015, Chủ tịch ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và có bài phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Ông Tập nhấn mạnh: “Chữ Tín là nền tảng để làm bạn, hai nước Trung – Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị là trào lưu chính”
Nhưng chỉ sau đó một hôm, ngày 7-11, trong chuyến thăm Singapore, phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập Cận Bình nói những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa và cho rằng những hòn đảo “của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông Tập cũng nói rằng những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình.
Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. (Hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố)
Chưa dừng ở đó, ngay đầu năm 2016, ngày 2/1 vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây đường băng nhân tạo trên đảo này, phục vụ cho máy bay quân sự và hải quân.
Đối với người dân trong nước, từ xưa đến nay, ĐCS Trung Quốc luôn muốn đặt trong vòng kiểm soát và khai thác để kiếm lợi, điển hình sự kiện đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng hàng triệu người. Đối với nước láng giềng Việt Nam nhỏ bé hơn, ĐCS Trung Quốc cũng luôn có mục đích như vậy: kiểm soát và kiếm lợi, như họ đã làm trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Dương Lương
Theo daikynguyenvn.com
Wednesday, January 13, 2016
TỔNG THỐNG MỸ GỌI ĐIỆN Ct TẬP CẬN BÌNH.
A Lô, chú TẬP phải không?
Dạo này chú ngông quá trời!
Biển Đông, là của nhà người
Mà sao chú định nuốt tươi cơ à!
Giàn khoan, tàu chiến đem ra
Chú hù chú dọa, như là trẻ con
Trong nước, chú vẫn om sòm
Hoa Đông chú quậy, chẳng còn chỗ chơi!
Phải chăng chỗ chú lắm người
Đem ra thiêu bớt, thịt tươi máu hồng?
Việt Nam, cái nhọt trong lòng
Bao đời nhà chú vẫn lồng lộn lên
Anh nhắc, để chú khỏi quên
Tham vọng quá lớn là đền mạng nghe
Sách vở, chú học lại đê!
Mấy nghìn năm trước, chú về ngó nha...
Hỏi xem, Cụ, Kỵ, Ông, Bà
Bạch Đằng Giang đó hồn ma bao người?
Hỏi xem, trận chiến Ngọc Hồi
Bao nhiêu thằng đã, bị mồi lửa thiêu?
Anh thề, anh chẳng nói điêu
Nghe trận Hàm Tử anh phiêu cả hồn
Thôi mà, đừng cậy...to con
Chạm vào bọn họ chẳng còn răng đâu...
Bài học này, anh vẫn đau
Lịch sử nước Mỹ gột nhầu chẳng phai
Thôi em, TẬP, chớ đùa dai
Anh đây cũng bực đứng ngoài không yên
Chẳng nghe, đừng tưởng anh hiền
Mặt anh nóng vụ Triều Tiên lâu rồi
Biết là núp bóng chú thôi....
Liệu hồn...bướng bỉnh, anh chơi chú liền
Thôi nha! Điện thoại tốn tiền
Nhớ lời anh dặn...chẳng phiền thêm em
st
Saturday, October 24, 2015
4 lý do Trung Quốc không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh
Lý do thứ nhất, theo tác giả, là sự lão luyện, thiện chiến của quân đội Việt Nam. |
Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, họ sẽ rơi vào cái bẫy. Cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy Trung Quốc hao tiền, tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc bắn gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại mất từ 4.000 đến 8.000 lính.
"Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện. Họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại. Chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố 'đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá' và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói 'chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm' (xác máy bay Mỹ). Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh", tác giả lập luận.
Môi trường chính trị quốc tế là yếu tố thứ hai
. Khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây, Mỹ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, việc gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc mất chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây và trong cuộc chiến truyền thông Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu dần. Các lực lượng thù địch sẽ thừa cơ can thiệp vào trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài.
Trong khi nhiều vấn đề rất lớn vẫn còn tồn tại ngay trong nội bộ giới lãnh đạo, Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây hình chữ C của các thế lực ở bên ngoài.
Nếu Bắc Kinh sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác trên lãnh thổ Trung Quốc, lực lượng sẽ yếu và mỏng hơn. Bắc Kinh sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp: Đối mặt với hai mặt trận cùng lúc. Người ta có thể dự đoán rằng, khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tận dụng thời cơ để hành động ngay. Lúc đó Trung Quốc không thế chiến thắng trên mặt trận Đài Loan vì Mỹ sẽ hậu thuẫn Đài Bắc. Cũng nhân dịp ấy, Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ không thể kiểm soát Triều Tiên, Ấn Độ chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền nam Tây Tạng.
Thứ tư,
Trung Quốc không thể lấy bài học của Mỹ tại Lybia hay bài học của Nga tại Gruzia bởi vì họ không chỉ mạnh hơn Trung Quốc mà cũng không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng. Tình hình chính trị trong nước của họ cũng ổn định. Do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể giành chiến thắng.
Trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan - những quốc gia sa mạc - Không quân Mỹ có thể oanh kích kẻ thù dễ dàng, trong khi Georgia vốn chỉ là một khu vực bằng phẳng cách Nga 36 km nên lực lượng cơ giới Nga có thể kiểm soát nhanh chóng.
Nhưng Việt Nam là đất nước mà đồi, núi chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích lãnh thổ. Pháp, Mỹ và cả Trung Quốc từng nếm trải những thất bại đau đớn tại đây. Một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích nên việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là chiến lược ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ không thể tiến bởi các dãy núi. Vì vậy, chắc chắn họ sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.
Theo Hồ Trung Nghĩa/Infonet
Sunday, October 11, 2015
Tả Thị lang bộ Hộ Đường Trụ dâng sớ can gián về việc đánh An Nam như sau:
…………………………………………………………
Nếu
bảo rằng An Nam là đất cũ của Trung Quốc, nên nhân lúc loạn chiếm đi.
Thần khảo Mã Viện nam chinh, đến được Lãng Bạc quan quân chết gần nữa.
Nhà Hán dựng Đồng Trụ làm giới hạn, gần với phủ Tư Minh ngày nay.
Vào
năm Vĩnh Lạc [1407-1408 ] thứ 5 bình Giao Chỉ; năm sau Giản Định tiếm
hiệu nỗi lên, đến năm thứ 8 [ 1410-1411 ] Trần Quí Khoách làm phản; rồi
các thổ dân hưởng ứng theo, chỉ còn một thành Giao Châu an toàn! Năm thứ
11 [ 1413-1414 ] Trần Quí Khoách bị bắt, Trần Nguyệt Hồ lại làm phản;
rồi năm Tuyên Đức thứ 2 Lê Lợi làm phản. Các quan văn võ của ta bị chết
rất nhiều, như bọn Lưu Tử Phụ, Hà Trung, Dịch Tiên, Lý Nhiệm, Cố Phúc
vv.. Quân sĩ, của cải vật chất tổn thất có đên mấy chục vạn; làm kiệt
sức lực Trung Quốc hơn 10 năm, chỉ được cái tiếng thu phục được một số
quận huyện trong mấy năm. Còn các triều đại khác, đánh mà không thắng
như Tống Thái Tổ, Tống Thần Tông, Nguyên Thế Tổ, Hiến Tông thì quân đội
chôn vùi, uy danh thương tổn. Các sự kiện kê ra như tấm gương sáng có
thể soi,.
Wednesday, July 8, 2015
“Nay ta ra đây đốc quân, phương lược tiến đánh đã tích sẵn rồi. Chẳng qua mươi ngày là có thể đánh đuổi được người nước Thanh thôi. Nhưng nghĩ nó là nước lớn, gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm hổ thẹn mà cố sức báo thù.
Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt thật không phải là phúc cho dân. Lòng ta không muốn vậy. Cho nên, đến lúc đó, chỉ có một cách là dùng lời lẽ khéo léo, thì mới ngăn được cái họa chiến tranh”! (Quang Trung,Nguyễn Huệ)
Hội gò Đống Đa (Hà Nội) mừng 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa diễn ra vào sáng 23-2 (mùng 5 Tết)
Saturday, June 27, 2015
Biển Đông Dậy Sóng
Từ 2000 năm qua, có bao giờ Việt Nam mạnh hơn Trung Quốc chưa ? nhưng hãy nhớ hào kiệt đời nào cũng có .
"Biển của người Việt thực sự không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển Việt Nam bị kết tội là “kẻ cắp”. Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Còn Việt Nam, quốc gia có hơn 90 triệu dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua ranh giới biển của mình, chúng được gọi là ‘tàu lạ’. Vì sao chúng ta phải thiếu tự tin đến thế. Kẻ cướp cần phải được gọi đúng tên để thiên hạ không bị nhầm lẫn, và để đánh sập ý chí, thái độ ngạo mạn của Trung Quốc để họ không thể muốn khoan đâu cũng được. "
Saturday, April 4, 2015
Subscribe to:
Posts (Atom)