|
Lý do thứ nhất, theo tác giả, là sự lão luyện, thiện chiến của quân
đội Việt Nam. |
Tác giả cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc dám gây chiến,
nhưng với những hạn chế hiện tại, Bắc Kinh không thể tiến hành chiến
tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, họ sẽ rơi vào cái
bẫy. Cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy Trung Quốc hao tiền,
tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần
Trung Quốc bắn gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại mất từ 4.000 đến
8.000 lính.
"Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão
luyện. Họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến
khi chúng ta thất bại. Chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã
hết sức sai lầm khi tuyên bố 'đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá' và Việt Nam
đã đáp lại bằng câu nói 'chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm' (xác
máy bay Mỹ). Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra
chiến tranh", tác giả lập luận.
Môi trường chính trị quốc tế là yếu tố thứ hai
. Khi gây ra cuộc chiến
tranh với Việt Nam, Trung Quốc sẽ lần đầu tiên đối mặt với sự lên án
một cách gay gắt từ dư luận phương Tây, Mỹ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, việc gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc
mất chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung
Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây và
trong cuộc chiến truyền thông Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến
sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu dần. Các lực lượng thù địch sẽ thừa cơ can
thiệp vào trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài.
Trong khi nhiều vấn đề rất lớn vẫn còn tồn tại ngay trong nội bộ giới
lãnh đạo, Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây hình chữ C
của các thế lực ở bên ngoài.
Nếu Bắc Kinh sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để
đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác trên lãnh thổ Trung Quốc,
lực lượng sẽ yếu và mỏng hơn. Bắc Kinh sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong
binh pháp: Đối mặt với hai mặt trận cùng lúc. Người ta có thể dự đoán
rằng, khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tận dụng
thời cơ để hành động ngay. Lúc đó Trung Quốc không thế chiến thắng trên
mặt trận Đài Loan vì Mỹ sẽ hậu thuẫn Đài Bắc. Cũng nhân dịp ấy, Nhật Bản
sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ không
thể kiểm soát Triều Tiên, Ấn Độ chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính
miền nam Tây Tạng.
Thứ tư,
Trung Quốc không thể lấy bài học của Mỹ tại Lybia hay bài học
của Nga tại Gruzia bởi vì họ không chỉ mạnh hơn Trung Quốc mà cũng
không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng. Tình hình
chính trị trong nước của họ cũng ổn định. Do đó họ không phải lo lắng từ
áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể giành chiến thắng.
Trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan - những quốc gia sa mạc - Không
quân Mỹ có thể oanh kích kẻ thù dễ dàng, trong khi Georgia vốn chỉ là
một khu vực bằng phẳng cách Nga 36 km nên lực lượng cơ giới Nga có thể
kiểm soát nhanh chóng.
Nhưng Việt Nam là đất nước mà đồi, núi chiếm tỷ lệ lớn trong diện
tích lãnh thổ. Pháp, Mỹ và cả Trung Quốc từng nếm trải những thất bại
đau đớn tại đây. Một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn. Việt
Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích nên việc sử dụng tên lửa,
máy bay chiến đấu là chiến lược ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới (của Trung
Quốc) sẽ không thể tiến bởi các dãy núi. Vì vậy, chắc chắn họ sẽ rơi vào
một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.
Theo Hồ Trung Nghĩa/Infonet