Nhưng chỉ 6 năm sau, “bạn bè tốt” Trung Quốc đã có hàng loạt hành động gây hấn, đe dọa ở Biển Đông. Đến năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục trình bản đồ 9 đường (còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn toàn bộ biển Đông) lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tuyên bố chủ quyền.
Sự thực trong quan hệ với Việt Nam, chính quyền Trung Quốc có nhiều mục tiêu khác nhau.
Viện trợ nhưng ủ âm mưu?
Nhìn lại lịch sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có nhiều lần giúp đỡ Việt Nam, nhưng đằng sau những hỗ trợ đó là các toan tính và lợi ích đáng sợ.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã viện trợ nhiều vũ khí, lương thực và cố vấn cho Việt Nam. Nhưng viện trợ đó không hẳn để Việt Nam chiến thắng. Tháng 11 năm 1956, Mao Trạch Đông nói với lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7 năm 1957, Mao Trạch Đông tiếp tục nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17… Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt Trung, của NXB Sự Thật).
Sự thực là Mao Trạch Đông và ĐCS Trung Quốc không muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam. Họ muốn Việt Nam bị phân chia Nam – Bắc như đất nước Triều Tiên để tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc cũng dùng cuộc chiến Việt Nam như quân bài để họ nâng cao vị thế với các nước phương Tây và trên thế giới.
Mao Trạch Đông hội đàm cùng Nixon. Ảnh internet
Trả lời báo Vnexpress, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: “Thời kỳ 1967 -1968, khi Việt Nam đang lên kế hoạch đàm phán Hiệp định Paris với Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để ngăn cản Việt Nam tham gia. Tôi nhớ khi đó, một thứ trưởng phụ trách Việt Nam của Trung Quốc đã mời toàn thể nhân viên ở đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, trong đó có tôi, đến dự chiêu đãi, nhằm khuyên nhủ Việt Nam không tham gia”
Tham vọng chiếm biển Đông từ khi nào?
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin rằng chính Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu năm 1974. Khi phê chuẩn lệnh đánh Hoàng Sa, Mao Trạch Đông viết thêm: “Trận này không thể không đánh”.
Ngoài ra, Tân Hoa Xã cũng xác nhận, tháng 3 năm 1988 quân đội Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông.
Từ năm 2008 đến nay, ngay trong giai đoạn mà 16 chữ vàng và 4 chữ tốt vẫn được nhắc đến, thì Trung Quốc lại tích cực tranh chấp, tích cực khai thác Biển Đông, đàn áp ngư dân Việt Nam hoạt động trên những ngư trường truyền thống, cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, v.v.. Đặc biệt là sự kiện giàn khoan HD 981 ngang nhiên tiến vào biển Đông để khoan thăm dò, và việc xây dựng trái phép đảo Gạc Ma thành quân cảng và sân bay vào năm 2014.
Thực ra, ngay từ năm 1965, trong cuộc họp Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt – Trung, của NXB Sự Thật). Như vậy tham vọng của ĐCS Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á và biển Đông đã có từ năm 1965, và việc chiếm đánh Hoàng Sa là bước khởi động.
Chữ Tín của ĐCS Trung Quốc
Ngày 6/11/2015, Chủ tịch ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và có bài phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Ông Tập nhấn mạnh: “Chữ Tín là nền tảng để làm bạn, hai nước Trung – Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị là trào lưu chính”
Nhưng chỉ sau đó một hôm, ngày 7-11, trong chuyến thăm Singapore, phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập Cận Bình nói những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa và cho rằng những hòn đảo “của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông Tập cũng nói rằng những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình.
Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. (Hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố)
Chưa dừng ở đó, ngay đầu năm 2016, ngày 2/1 vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây đường băng nhân tạo trên đảo này, phục vụ cho máy bay quân sự và hải quân.
Đối với người dân trong nước, từ xưa đến nay, ĐCS Trung Quốc luôn muốn đặt trong vòng kiểm soát và khai thác để kiếm lợi, điển hình sự kiện đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng hàng triệu người. Đối với nước láng giềng Việt Nam nhỏ bé hơn, ĐCS Trung Quốc cũng luôn có mục đích như vậy: kiểm soát và kiếm lợi, như họ đã làm trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Dương Lương
Theo daikynguyenvn.com
No comments:
Post a Comment