Friday, April 29, 2016

30 tháng 4,Cháu Nhớ Ông


Tôi sinh năm 78, không biết nhiều về chiến tranh , cha Tôi kể : Ông là lính Cộng Hòa , thời điểm gần 30 tháng 4, Ông đi bộ, ....,  từ Quảng Trị về đến Long An hết 15 ngày , rồi về sống với Ông Bà Nội tôi, lập gia sinh ra Tôi. Xóm Tôi nghèo nhưng người theo cả hai chiến tuyến thì nhiều lắm ,Tôi lớn lên trong vòng tay của họ, khi uống trà , khi uống rượu và câu chuyện không đầu không đuôi của người đi trước họ bước ra từ 9 năm kháng chiến ,từ ấp chiến lược ,mậu thân,...,đường 9 nam Lào, Mùa hè đỏ lửa...  đã nuôi lớn Tôi. Không biết lúc nào Cộng sản hay Cộng Hòa không còn trong Tôi, Có lẽ điều này có được là do cha Tôi : "Ông nói Ông là lính không phải nhà Chính trị và Chính trị hay nói láo."
 Ông Nội Tôi không còn, nhưng những kỷ vật, huy chương của Ông được Cha tôi cẩn thận bảo quản . Ngày Mất  Ông Tôi,những người đồng đội Ông Tôi đến viếng ,trên quân phục họ lấp lánh huy chương,khỏi phải nói một thằng 18 tuổi như tôi thèm như thế nào, 17 tuổi Tôi muốn được như Ông, Tôi vào Bộ Đội, Ông và Cha Tôi cười,không khuyến khích cũng không can ngăn , chỉ riêng Bà Tôi lặng lẽ lau nước mắt quay đi thì thầm : "Chén Kiểu thường bể trong lò gốm,tướng trận thường chết giữa xa trường. "
Sau này Tôi hỏi : sao ngày đó Con đòi đi Bộ Đôi Cha và Ông cười vậy? Cha Tôi lại cười :
"Ông Nội Con là Cộng Sản Từ kháng chiến 9 năm , Cha là Biệt Động quân  chế độ Sài Gòn dù là hai Cha Con nhưng khác chiến tuyến, Cha và Ông con ngoài tôn ty gia đình ra mọi thứ khác là Dân chủ tôn trọng lẫn nhau và đương nhiên cũng tôn trọng con nữa, Nên không lý gì ngăn cản con. "
Rồi Cha Tôi hỏi Tôi :" khi xưa Nội và Cha hay kể chuyện chiến trường, chuyện đánh nhau,tranh luận khác biệt chính trị với con, con có hiểu được dụng ý của Ông không " 
"thật tình con không hiểu, đôi lúc Con sợ Ông và Cha khác biệt Chính kiến nên cãi nhau" Tôi trả lời.
"Không,không có chuyện cãi nhau với đấng sinh thành" Cha Tôi nghiêm giọng,
"Cả Ông và Cha muốn qua những tranh luận để cho con một khái niệm về xã hội,mặt trái các thể chế chính trị....khi Con lớn, Con tự chọn con đường riêng của mình  ,Vì mọi thể chế có ưu việt tới đâu cũng có khuyết điểm, không bao giờ hoàn hảo cả. nếu Con đã chọn thì phải biết ưu khuyết để phấn đấu và dung hòa"
Tôi lặng nhìn Cha Tôi,không thể tưởng tượng được cảnh ở chiến trường Ông và Cha Tôi đối đầu với nhau sẽ thế nào, Tôi không dám nghĩ nữa !.Bà Tôi nói  :"vì tránh Ông mà Cha tôi ra tận Quảng Trị ,Trời thương cho Đất Nước hòa bình..."
Trong số kỹ vật Ông Tôi  để lại  có bộ quân phục mà Cha Tôi mặc trong trường Võ Bị Đà Lạt,Tôi không thể tin,Tôi không thể hiểu nổi, một người Cộng sản 40 tuổi Đảng làm điều ấy như thế nào .
Thật Bé nhỏ,nhưng Tôi sẽ học cách Của Ông và Cha Tôi để lớn từng ngày có thể bao dung hơn, Bây giờ Tôi có thể tự hào nói với bạn điều  này : Ông Tôi là người Cộng Sản.
Ngày sau,Có lẽ Con của Tôi Cũng Không hiểu vì sao  một người lính trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam như Tôi lại lưu giữ cẩn thận  bộ Quân Phục Việt Nam Cộng Hòa .
Giờ Ông không Còn,Tôi xin mượn lời Ông Tôi nói lúc Sinh thời để răn mình : " Một gia đình để mâu thuẫn lên đầu,thì ly tan sớm hay tối mà thôi. Đem bộ quân phục VNCH ra làm rào cản,chia rẽ dân tộc là trước mắt,giặc đến sau lưng".


Monday, April 25, 2016


Một kiểu trả lời rất Trung Quốc

Formosa đừng phát ngôn xấc xược!

trích Người Đồng Hành
 Chu Xuân Phàm – Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh,  nói thẳng: Chỉ có một sự lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.

formosa dung phat ngon thach thuc
Thứ hai, 25/04/2016,

Wednesday, April 20, 2016

Tướng Lê Văn Cương

Tướng Lê Văn Cương


Bản chất của Mỹ là “dị ứng” với cộng sản. Nhưng chỉ nói như vậy là không đầy đủ. Mỹ không chỉ tìm cách lật đổ cộng sản, mà tất cả những chế độ mà Mỹ cho là độc tài, không minh bạch, không rõ ràng, không dân chủ Mỹ đều ghét.
Tuy nhiên, nguy cơ này chưa nguy hại trực tiếp bằng việc Trung Quốc đe dọa trên biển Đông. Mỹ chưa làm gì để kìm hãm sự phát triển của Việt Nam cả. Còn Trung Quốc, từ nhiều hướng, bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, trên nhiều phương diện, đều tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, kìm hãm cả về chính trị, cả về kinh tế, cả về ngoại giao và cả về an ninh, quốc phòng.
Trên thế giới này có nước nào lại cố tình kìm hãm sự phát triển của Việt Nam như Trung Quốc không? Không có nước nào cả! Không có một nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc. Mà chặn biển Đông chính là chặn con đường phát triển của Việt Nam. Người Việt Nam phải nhận thức ra điều này.

Monday, April 11, 2016

Su-30MK2 VN phóng tên lửa Kh-31A xuất sắc bắn chìm tàu "lạ"!

Bình Nguyên | 
Su-30MK2 VN phóng tên lửa Kh-31A xuất sắc bắn chìm tàu "lạ"!


Chiếc Su-30MK2 mang cùng lúc 2 tên lửa diệt hạm Kh-31A, đến cự ly thích hợp, radar trên máy bay, tín hiệu đầu dò tốt, SCH ra lệnh phóng. Chỉ sau ít giây, mục tiêu "lạ" bị xóa sổ.

Thursday, March 31, 2016





Vui vầy cảnh vật lại thêm tươi
Bon chen danh lợi ,nợ việc đời
Ngày về tay ai mang tấc sắt ?
Lao nhọc chi bằng chọn thảnh thơi
Buốn chi Con cái trẻ ,quên, sinh dưỡng
Thói quen,Thập tự Chúa chết ,nhớ, do người

0000000000

Monday, March 14, 2016

Thể diện Quốc gia


Gặp cướp Sài Gòn, đừng khóc, hãy cắn như Costa - xô như Văn Quyết

Soha  Phan Kuồng | 

Giả sử bạn gặp cướp giật giữa đường, đừng khóc, hãy cư xử thật "đàn ông" như Costa, Văn Quyết.



Mới rồi, có nữ du khách nước ngoài sang du lịch Sài Gòn. Chắc bả làm như đây là quê bả nên nghênh ngang tư trang hành lý. Ai dè bị mấy chú cướp quen tay giật đồ luôn. Thế mà bả lăn ra ngất với khóc, đúng là đồ đàn bà.
Ở một cái địa bàn trung tâm có tới 109 vụ cướp giật hàng năm, chiếm tỉ trọng 50% của toàn thành phố, so với 42 vụ ở địa bàn trung tâm Thủ đô và 3 vụ quận trung tâm Đà Nẵng, thì cái việc khóc với ngất của bả du khách kia thật đáng buồn cười.
Nữ du khách khóc nức nở vì bị cướp.
Nữ du khách khóc nức nở vì bị cướp.
Thử hỏi ai mà bị cướp, bị giật đồ mà cũng lăn ra ngất với khóc thì lấy đâu ra dầu gió với khăn tay để xử lý.
Chưa kể đến việc khóc lóc làm ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan đô thị, đến bộ mặt du lịch của Thành phố nói riêng và nước ta nói chung?
Trong bối cảnh “ngành công nghiệp không khói” đang bị chết đứ đừ vì sức cạnh tranh của Thái Lan, Lào, Campuchia… thì đâu thể chấp nhận được hình ảnh xấu xí của một chị du khách nước mắt, nước mũi tèm lem, vừa tiếc của vừa đau đớn gọi “Bí thơ ơi! Bí thơ ời…”.
Cho nên tôi kịch liệt phản đối cái kiểu bị cướp mà chỉ biết la làng với khóc lóc như thế. Nó rất đàn bà. Tôi ước gì bả du khách đó là tay Diego Costa đi thì mọi chuyện đã tốt đẹp biết bao nhiêu.
Khóc ư, không. Than vãn ư, không bao giờ. Ngất vì sợ ư, chuyện hoang tưởng. Nếu Costa lâm vào tình cảnh kia, tôi đảm bảo anh ta sẽ đạp đổ xe bọn cướp, bắt chúng đứng xếp hàng rồi anh ta thong thả cắn cổ từng thằng cướp một.
Cắn mới độc chứ đánh đấm thượng cẳng chân, hạ cẳng tay thì nhằm nhò gì, chỉ có quân đánh trộm chó mới dùng chiêu thức tầm thường đó. Khi cắn, Costa đã truyền vô số bệnh vào người bọn cướp qua đường nước bọt.
Bệnh gì à? Nhiều lắm, nào là ung thư, sơ gan cổ chướng, tiểu đường, mỡ máu. Cứ ăn uống như bây giờ, mồm ai chẳng là một tổ hợp bệnh nan y, chẳng là đường cao tốc miễn phí tới thẳng nghĩa địa hoặc đài hóa thân hoàn vũ.
Đảm bảo cướp mà bị Costa cắn, coi như mắc án tử, khỏi cần giáo dục, cải tạo chi hết, chỉ kịp về báo bố mẹ.
Đụng đến Costa là không xong!
Đụng đến Costa là không xong!
Coi Gareth Barry thì biết, sau trận, anh tức tốc ra trạm y tế phường để tiêm vaccine nhưng đâu có được, bởi Costa cắn nhiều người quá mà. Vỡ trận vaccine luôn.
Hoặc giả không tàn độc được như Diego Costa xử Barry ở FA Cup thì cũng phải như Văn Quyết xử trọng tài ở vòng 4 V-League 2016. Đấy, người đàn ông là phải thế. Khiếu nại penalty không được là lao vào cho trọng tài “hôn đất, nhai cỏ bằng lợi”.

Văn Quyết xô ngã trọng tài.
Văn Quyết xô ngã trọng tài.
Công lý do mình tạo ra chứ trông chờ gì người khác hả chị du khách tây kia? Chị hoàn toàn đơn độc trong “tour du lịch siêu mạo hiểm” này.
Chị còn may mắn chán khi chưa bị tử vong như nạn nhân của cướp giật khác, người trót “tham gia giao thông” với một cái túi xách có chứa 4 cái bánh bao lộc.
Cho nên, tôi khuyên du khách nước ngoài rằng, nếu biết ứng xử theo kiểu đàn ông như Diego Costa hay Văn Quyết thì hẵng xác định đi du lịch ở xứ này. Chưa kể đến việc buộc phải khám tim mạch kỹ trước khi cấp visa nhập cảnh.
Chứ không hề bị cướp giật, nhà hàng chặt chém, xe đò nhồi nhét, xe điên xe khùng… lại lăn đùng đùng ra mà khóc thì mất thể diện quốc gia quá đi mất.

Cần gọi vụ Gạc Ma là thảm sát

(bbc)  


Sunday, March 6, 2016

CHÚA PHỤC SINH


Ảnh HT TLMN

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Thứ năm, 10/04/2014,
(Nghệ thuật sống) Tác giả Từ Đạo Tâm
 - Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
Từ Đạo Tâm

Vì sao người Việt Nam không thân thiện với người Trung Quốc?


Vì sao người Việt Nam không thân thiện với người Trung Quốc?

  •   BÀI ĐĂNG TRÊN WEBSITE PHƯỢNG HOÀNG
  • Thứ tư, 17 Tháng 2 2016 15:14
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Việt NamTàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển Việt Nam 
 Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc xâm lăng nước ta ở biên giới phía Bắc sau khi không cứu vãn nỗi sự sụp đổ của bọn tay sai diệt chủng Khơme đỏ do bè lũ Pôn pốt - Iêng xary cầm đầu. Là người Việt Nam, không ai có thể quên được mối thù này. 37 năm đã trôi qua, lịch sử đã có nhiều biến đổi song tư tưởng và âm mưu bành trướng của người Trung Quốc thì vẫn còn. Nhưng, người Việt Nam từ xưa đến nay đã biết làm cho kẻ thù khiếp sợ và kính phục. Chúng tôi đăng tải bài viết sau đăng trên trang mạng Phượng hoàng của Trung Quốc để bạn đọc tham khảo về một góc nhìn, một cách lý giải của người Trung Quốc mối quan hệ hay là thái độ của người Việt Nam đối với họ. 
Hôm nay [17 tháng 2] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.
Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Căm-pu-chia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Phía Trung Quốc cho rằng phía Việt Nam quấy rối biên cương Trung Quốc, cho nên Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích”. Phía Việt Nam cho rằng chính phủ Trung Quốc vì để ủng hộ chính quyền Khơ-me Đỏ mà phát động bành trướng xâm lược Việt Nam, thể hiện chiến tranh bá quyền. Phía Căm-pu-chia tuy không tỏ thái độ rõ ràng đối với cuộc chiến Trung Quốc-Việt Nam nhưng ngày 7 tháng 1 năm nay đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô chưa từng có tại Phnông-pênh chúc mừng 30 năm ngày nhân dân Căm-pu-chia thoát khỏi ách thống trị của Khơ-me Đỏ. Tại cuộc mit tinh, Chủ tịch Thượng viện Căm-pu-chia Chia-xin cảm ơn Việt Nam “đã cứu Căm-pu-chia”, đánh giá cao bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh to lớn để tiêu diệt chính quyền Khơ-me Đỏ tàn sát nhân dân, và đã kịp thời ngăn chặn được số phận bất hạnh nhân dân Căm-pu-chia tiếp tục bị tàn sát.
Giờ đây chính phủ Trung Quốc đang ra sức làm mờ nhạt cuộc chiến 30 năm trước ấy, không tổ chức bất kỳ bất kỳ hoạt động kỷ niệm chính thức nào. Tại Việt Nam, chính phủ và nhân dân đều tổ chức hoạt động tưởng niệm với quy mô lớn [?] những người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến đó, giáo dục người Việt Nam chớ quên cuộc chiến này. Rốt cục trong cuộc chiến tranh ấy ai phải ai trái, ở đây tác giả không muốn bàn thảo. Bao giờ các tài liệu mật được dần dần công khai, sau khi nhìn thấy chân tướng, tự nhiên người ta sẽ hiểu rõ.
Tác giả muốn nhân dịp hôm nay ngày đặc biệt này để nói qua về một số cảm nhận của mình tại Việt Nam, hy vọng qua đó người trong nước sẽ hiểu được tại sao đa số người Việt Nam có thái độ không hữu hảo với Trung Quốc. Để nhìn nhận Việt Nam một cách khách quan, chúng ta nên xuất phát nhiều hơn từ góc độ của mình mà suy nghĩ. Ngoài việc cuộc chiến đó cần thời gian để hàn gắn vết thương giữa nhân dân hai nước ra, hiện nay vấn đề người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc chủ yếu có mấy mặt sau đây đáng để người nước ta [tức TQ] cảnh giác và suy nghĩ.
Trước hết,
 người Trung Quốc chưa hiểu tình hình Việt Nam – đây là một nguyên nhân khiến người Việt Nam ghét người Trung Quốc. Hai nước tuy là láng giềng gần nhau, truyền thống văn hóa và tập quán giống nhau nhưng tuyệt đại đa số người Trung Quốc lại chưa hiểu Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nhược tiểu, chính phủ không đủ tài lực, thậm chí việc vận hành của chính phủ hàng năm phải cần đến viện trợ quốc tế. Thế nhưng sự nghèo khó của chính phủ không đại diện cho sự bần cùng của dân chúng. Người Trung Quốc có quan niệm là chỉ cần thấy nước này chỗ nào cũng rách nát, thiết bị hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, đường phố không rộng rãi tráng lệ thì cho rằng nước này hỏng rồi. Thực ra nhìn bên ngoài không bằng nhìn thực chất. Việt Nam luôn luôn theo đường lối giấu ngầm sự giàu có vào dân chúng. Chỉ cần đến thăm nhà thường dân Việt Nam để cảm nhận một chút, bạn sẽ thay đổi ấn tượng về Việt Nam. Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có một tòa lầu nhỏ kiểu Pháp của riêng họ [?], các loại đồ điện gia đình và thiết bị trong nhà không hề ít hơn dân Trung Quốc. Nghèo nữa thì cũng có một chiếc xe máy. Gia đình dân chúng Việt Nam chưa thể coi là giàu có nhưng cũng tuyệt nhiên không nghèo. Tuyệt đại đa số người Trung Quốc từng đến Việt Nam phần lớn chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài chứ không phải đời sống thực chất của người Việt Nam bình thường, do đó có sự hiểu lầm về Việt Nam. Ngược lại, người Việt Nam cũng từ xương cốt coi thường một bộ phận người Trung Quốc.
Thứ hai,
 tâm trạng ưu việt cao ngạo của người Trung Quốc đã làm cho người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc. Người nước ta tự cho rằng thực lực Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam, phần lớn người Trung Quốc khi đến Việt Nam thì có thái độ thiếu thân mật và khiêm tốn với người Việt Nam. Thường xuyên có bạn hỏi tôi: Việt Nam chẳng phải là rất nghèo đấy ư, có phải là ở Việt Nam đi mua hàng phải vác cả bọc tiền to tướng, có phải Việt Nam thừa phụ nữ, có thể lấy mấy vợ cũng được phải không?  … đều là những câu hỏi làm người ta cười gượng. Thực tế Việt Nam khác xa những gì chúng ta tưởng tượng. Chính quyền Việt Nam nghèo, thậm chí rất tham nhũng, song dân chúng Việt Nam không nghèo. Đồng bạc Việt Nam giá trị cao nhất là 500 nghìn đồng, tương đương 200 Nhân Dân Tệ Trung Quốc, ra phố mua hàng đâu có cần vác rất nhiều tiền, thậm chí còn ít một nửa so với người Trung Quốc đi mua hàng. Phụ nữ Việt Nam không nhiều, tỷ lệ nam nữ cơ bản bằng nhau, thậm chí tỷ lệ nam cao một chút, chớ có sang Việt Nam làm giấc mộng lấy mấy cô vợ. Người Việt Nam coi người Trung Quốc không ra gì không phải không có nguyên cớ.
Thứ ba,
 nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam rất bị nghi ngờ về chữ tín. Cuối thập niên 90, rất nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư, tưởng là ở đấy có thể dễ kiếm được tiền. Khi phát hiện đầu tư trên toàn thế giới đều có cùng một nguyên tắc là “không có đầu tư vào thì không có sản phẩm ra”, kiếm tiền đâu có dễ như tưởng tượng. Thế là người Trung Quốc ào sang như một đàn ong rồi lại ào ào đại rút lui như một đàn ong, rút vốn về nước một cách bất hợp pháp, để lại một đống tạp chứng khó chữa như nợ lương, nợ thuế, nợ vốn với đối tác hợp tác, khiến chính quyền Việt Nam rất đau đầu. Sự thành thật giữ chữ tín của thương nhân Trung Quốc phổ biến bị người Việt Nam nghi ngờ.  Cùng sang Việt Nam kiếm tiền, người Nhật, người Hàn Quốc trước lúc đi đã xem xét coi đây là vấn đề khá  phức tạp, khi gặp phải các vấn đề tồn tại trong xã hội Việt Nam họ giải quyết dễ hơn người Trung Quốc. Tâm lý quá ư đầu cơ của nhà đầu tư Trung Quốc, thái độ oán trách mỗi khi gặp khó khăn đã gây ra hậu quả người Việt Nam cho rằng người Trung Quốc có độ tin cậy thương mại không cao. Trung Quốc khi đưa vốn ra nước ngoài cũng đem theo những bệnh bất trị vốn có trong xã hội thương mại của mình sang nước ngoài. Điều này không những các nhà đầu tư chúng ta phải suy ngẫm mà chính phủ Trung Quốc cũng nên cảnh giác.
Thứ tư,
 việc các thương gia Trung Quốc phán đoán sai lầm về thị trường tiêu dùng Việt Nam đã không những làm cho sản phẩm Trung Quốc khó tiêu thụ ở Việt Nam mà cũng tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh và thanh danh của người Trung Quốc. Do hiểu biết lệch lạc về tình hình nội bộ và thói quen tiêu dùng của Việt Nam, cho rằng người Việt không tiêu dùng nổi những sản phẩm chất lượng tốt cấp cao, mà người Trung Quốc chuyển sang Việt Nam những dây chuyền sản xuất lạc hậu bị đào thải trong nước, kết quả thế nào có thể suy ra mà thấy. Ở Trung Quốc, nhà sản xuất xe máy Trùng Khánh huênh hoang là đã chiếm được bao nhiêu thị phần thị trường Việt Nam. Đáng tiếc là người viết bài này ở Việt Nam cho tới nay chưa hề phát hiện thấy một chiếc xe máy Trùng Khánh nào chạy trên đất nước này, dù ở vùng nông thôn tương đối nghèo hay đô thị phồn hoa đều khó mà thấy bóng dáng nó. Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam thì hàng Trung Quốc là đại danh từ của “chất lượng xấu”. So với người Trung Quốc, rõ ràng người Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả người Âu Mỹ đánh giá quan niệm tiêu dùng của người Việt Nam chính xác hơn nhiều; ngay từ đầu họ đã đưa hàng chất lượng tốt sang thị trường Việt Nam, giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng nước này. Đây cũng là nguyên nhân hàng hóa Trung Quốc ở Việt Nam đại bại trước hàng hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là một nhân tố lớn làm cho người Việt Nam khinh thường [nguyên văn bỉ thị] người Trung Quốc.
Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, có hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa, thế nhưng sự hiểu biết của chúng ta về Việt Nam lại dừng ở hồi ức trong quá khứ, thiếu con mắt tỉnh táo và thận trọng để nhìn nhận người hàng xóm này, khiến cho giữa nhân dân hai nước hình thành một vết thương khó có thể vượt qua. Đồng thời với việc mất tín nhiệm của dân chúng Việt Nam, chúng ta cũng dần dần chắp tay nhường cho Nhật Bản, Hàn Quốc lợi ích thị trường to lớn ở Việt Nam mà người Trung Quốc vốn dĩ nắm được.
Người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc tuyệt nhiên không chỉ là do cuộc chiến tranh 30 năm trước mà còn nhiều cái nữa đáng để tất cả người Trung Quốc suy ngẫm!
Nguyễn Hải Hoành biên dịch
Nguồn: 
http://blog.ifeng.comngày 17/2/2009   

Thursday, March 3, 2016

Hai nét bút
Một chữ nhân
Nhưng 
            Than ôi 
                           Làm người sao khó quá.







Lương


 
sưu tầm tranh  Mai Anh


                    


Đợi "Lương tân chức "khóa sau đi , "Lương tại chức" Tui sắp về hưu rồi

Wednesday, March 2, 2016

Hoàng Sa

.

(VietWeekly)

Hoàng Sa, nỗi đau 40 năm của mỗi người dân Việt Nam
                                            (Bộ tem bí mật xác nhận chủ quyền Hoàng Sa của VN)
 Một khía cạnh tích cực mà ít người nghĩ tới, đó là Hoàng Sa có thể trở thành một quan tâm chung để những khác biệt chính trị giữa người Việt bên ngoài và bên trong Việt Nam, với những vai trò và đóng góp không thể thay thế được, có thể ngồi lại với nhau. Và qua đó mang lại sự hòa giải cho một
 vấn nạn lớn nhất của dân tộc Việt Nam còn lại sau chiến tranh. Sự đoàn kết là tối cần thiết trong công
cuộc đối phó với Trung Quốc


..
Châu bản triều Nguyễn ngày 13-7 năm Minh Mạng thứ 16 (1835) với nội dung Bộ Hình truyền dụ của vua Minh Mạng về việc những người đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, hoàn thành nhiệm vụ được Nhà vua ban thưởng, mắc sai sót bị xét phạt. Ảnh: xaydungdang.org.vn.
Nhung hinh anh khang dinh Hoang Sa Truong Sa cua Viet Nam

Bia chủ quyền Việt Nam năm 1938 trên  đảo Hoàng sa 

Bà Mauricette Arsenault





Xin chào, tôi là bà Mauricette Arsenault. sinh ra trong tháng 7 năm 1948 Tóm lại tôi thấy những giờ phút cuối cùng, nếu tôi có thể đặt nó theo cách đó đến bệnh viện (Anh) do nhà nước của tôi về sức khỏe xấu đi. Tôi sẽ theo kênh này trở thành mối quan hệ nghiêm túc với bạn hợp tác về trao đổi một món quà và tôi muốn làm điều này với sự hiện diện của Chúa. Thậm chí ngày nay tất cả chúng ta cần phải cảnh giác với tất cả những gì xảy ra trên mạng Lời Chúa là một điều thiêng liêng mà sẽ không bao giờ thay đổi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng tôi bởi vì tôi không có ai có thể thừa kế tài sản của tôi dành cho các dự án này. Đang chờ câu trả lời của bạn để cung cấp cho bạn nhiều thông tin chi tiết. Trân trọng, tôi chờ đợi phản ứng của bạn để cá nhân của tôi, địa chỉ email E-mail: mauricette.arsenault@gmail.comBà Mauricette Arsenault

DQ



Đẹp chưa,lớn chưa,không cần.....Buồn  chi DQ ?

Saturday, January 16, 2016

Nhưng chỉ 6 năm sau, “bạn bè tốt” Trung Quốc đã có hàng loạt hành động gây hấn, đe dọa ở Biển Đông. Đến năm 2009, Trung Quốc lại tiếp tục trình bản đồ 9 đường (còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn toàn bộ biển Đông) lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tuyên bố chủ quyền. 
Sự thực trong quan hệ với Việt Nam, chính quyền Trung Quốc có nhiều mục tiêu khác nhau.
Viện trợ nhưng ủ âm mưu?
Nhìn lại lịch sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc  đã có nhiều lần giúp đỡ Việt Nam, nhưng đằng sau những hỗ trợ đó là các toan tính và lợi ích đáng sợ.    
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc đã viện trợ nhiều vũ khí, lương thực và cố vấn cho Việt Nam. Nhưng viện trợ đó không hẳn để Việt Nam chiến thắng. Tháng 11 năm 1956, Mao Trạch Đông nói với lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ…nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7 năm 1957, Mao Trạch Đông tiếp tục nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17… Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt Trung, của NXB Sự Thật).
Sự thực là Mao Trạch Đông và ĐCS Trung Quốc không muốn kết thúc chiến tranh Việt Nam. Họ muốn Việt Nam bị phân chia Nam – Bắc như đất nước Triều Tiên để tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. ĐCS Trung Quốc cũng dùng cuộc chiến Việt Nam như quân bài để họ nâng cao vị thế với các nước phương Tây và trên thế giới.
mao-trach-dong
Mao Trạch Đông hội đàm cùng Nixon. Ảnh internet
Trả lời báo Vnexpress, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết: “Thời kỳ 1967 -1968, khi Việt Nam đang lên kế hoạch đàm phán Hiệp định Paris với Mỹ nhằm chấm dứt chiến tranh, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để ngăn cản Việt Nam tham gia. Tôi nhớ khi đó, một thứ trưởng phụ trách Việt Nam của Trung Quốc đã mời toàn thể nhân viên ở đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, trong đó có tôi, đến dự chiêu đãi, nhằm khuyên nhủ Việt Nam không tham gia
Tham vọng chiếm biển Đông từ khi nào?
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ngày 6/8 vừa qua, Tân Hoa Xã đưa tin rằng chính Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu năm 1974. Khi phê chuẩn lệnh đánh Hoàng Sa, Mao Trạch Đông viết thêm: “Trận này không thể không đánh”.
Ngoài ra, Tân Hoa Xã cũng xác nhận, tháng 3 năm 1988 quân đội Trung Quốc đã bất ngờ tấn công Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và chiếm đoạt bãi đá này. Từ năm 1988 đến nay, quân Trung Quốc đặt lực lượng chốt giữ tại đây để phục vụ âm mưu độc chiếm biển Đông.
Từ năm 2008 đến nay, ngay trong giai đoạn mà 16 chữ vàng và 4 chữ tốt vẫn được nhắc đến, thì Trung Quốc lại tích cực tranh chấp, tích cực khai thác Biển Đông, đàn áp ngư dân Việt Nam hoạt động trên những ngư trường truyền thống, cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, v.v.. Đặc biệt là sự kiện giàn khoan HD 981 ngang nhiên tiến vào biển Đông để khoan thăm dò, và việc xây dựng trái phép đảo Gạc Ma thành quân cảng và sân bay vào năm 2014.
Thực ra, ngay từ năm 1965, trong cuộc họp Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây” (theo sách Sự thật về quan hệ Việt – Trung, của NXB Sự Thật). Như vậy tham vọng của ĐCS Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á và biển Đông đã có từ năm 1965, và việc chiếm đánh Hoàng Sa là bước khởi động.
Chữ Tín của ĐCS Trung Quốc
Ngày 6/11/2015, Chủ tịch ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và có bài phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Ông Tập nhấn mạnh: “Chữ Tín là nền tảng để làm bạn, hai nước Trung – Việt có lợi ích chung rộng rãi, hợp tác hữu nghị là trào lưu chính”
Nhưng chỉ sau đó một hôm, ngày 7-11, trong chuyến thăm Singapore, phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập Cận Bình nói những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa và cho rằng những hòn đảo “của Trung Quốc” trên Biển Đông đang bị các quốc gia láng giềng chiếm đóng. Ông Tập cũng nói rằng những hoạt động xây dựng của Bắc Kinh trên Biển Đông là nhằm mục đích hòa bình.
gac-ma
Bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép các công trình quy mô lớn, nhìn từ trên cao. (Hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố)
Chưa dừng ở đó, ngay đầu năm 2016, ngày 2/1 vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây đường băng nhân tạo trên đảo này, phục vụ cho máy bay quân sự và hải quân.
Đối với người dân trong nước, từ xưa đến nay,  ĐCS Trung Quốc luôn muốn đặt trong vòng kiểm soát và khai thác để kiếm lợi, điển hình sự kiện đàn áp Pháp Luân Công và mổ cướp nội tạng hàng triệu người. Đối với nước láng giềng Việt Nam nhỏ bé hơn, ĐCS Trung Quốc cũng luôn có mục đích như vậy: kiểm soát và kiếm lợi, như họ đã làm trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Dương Lương
Theo daikynguyenvn.com      









suu tam HANH HONG