“Nay ta ra đây đốc quân, phương lược tiến đánh đã tích sẵn rồi. Chẳng qua mươi ngày là có thể đánh đuổi được người nước Thanh thôi. Nhưng nghĩ nó là nước lớn, gấp mười nước mình, sau khi thua một trận, ắt lấy làm hổ thẹn mà cố sức báo thù.
Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt thật không phải là phúc cho dân. Lòng ta không muốn vậy. Cho nên, đến lúc đó, chỉ có một cách là dùng lời lẽ khéo léo, thì mới ngăn được cái họa chiến tranh”! (Quang Trung,Nguyễn Huệ)
Hội gò Đống Đa (Hà Nội) mừng 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa diễn ra vào sáng 23-2 (mùng 5 Tết)
Từ 2000 năm qua, có bao giờ Việt Nam mạnh hơn Trung Quốc chưa ? nhưng hãy nhớ hào kiệt đời nào cũng có .
"
Biển của người Việt thực sự không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập
hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận
đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển
Việt Nam bị kết tội là “kẻ cắp”. Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ
số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể
là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Còn Việt Nam, quốc gia có hơn 90 triệu
dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua
ranh giới biển của mình, chúng được gọi là ‘tàu lạ’. Vì sao chúng ta
phải thiếu tự tin đến thế. Kẻ cướp cần phải được gọi đúng tên để thiên
hạ không bị nhầm lẫn, và để đánh sập ý chí, thái độ ngạo mạn của Trung
Quốc để họ không thể muốn khoan đâu cũng được. "
Đào đã mấy mùa nay lại nở
Tuổi mộng tới thêm tuổi mộng đầy
Én bay réo dậy niềm mơ ước
Tình Xuân giật thức
lạc rừng Thơ. 5.1.2015